Sàn đá sáng bóng, sạch bụi bẩn là một điều kiện quan trọng quyết định chất lượng của khách sạn. Nếu sàn đá không được thường xuyên vệ sinh và lau chùi đúng cách thì sẽ gây nên những vết xước trên sàn. Vậy làm thế nào để vệ sinh và phủ bóng sàn đúng cách? Trước hết cùng DTL tìm hiểu khu vực nào cần được phủ bóng sàn nhé.

Khu vực nào cần được phủ bóng?

Bạn cần phải xác định khu vực nào ở khách sạn cần được phủ bóng. Thông thường phía sảnh khách sạn, khu vực hành lang giữa các tầng, cầu thang bộ… sẽ có khách đi lại nhiều.

Loại đá nào thường được lát ở khách sạn?

Đá cẩm thạch và đá hoa cương là hai loại thường được sử dụng để lát sàn khách sạn. Tuy nhiên đá hoa cương được sử dụng nhiều hơn do độ cứng cao, khả năng chống mài mòn, chống xước tốt.

Phương pháp nào được áp dụng để đánh bóng sàn khách sạn?

Có 2 phương pháp chủ yếu được áp dụng:

+ Phương pháp phủ bóng sàn tự nhiên

+ Phương pháp phủ sáp bề mặt

Tuy nhiên phương pháp phủ sáp bề mặt kém hiệu quả vì khả năng chống nước kém, dễ gây trơn trượt,..nên phương pháp phủ bóng tự nhiên được áp dụng hơn vì ngoài khả năng chống trượt, phương pháp này còn giúp cho sàn trở nên sáng bóng tự nhiên, giúp tăng độ bền lâu hơn cho đá.

Dưới đây là quy trình các bước đánh bóng và vệ sinh sàn đá khách sạn bằng phương pháp phủ bóng tự nhiên:

Bước 1: Làm sạch bề mặt sàn đá: bao gồm làm sạch những bụi bẩn hoặc rác bám trên bề mặt sàn đá (có thể dùng máy hút bụi) – dùng nước ấm và dung dịch tẩy rửa thông thường lau chùi qua bề mặt sàn cần đánh bóng.

Bước 2: Lau sàn đá bằng hóa chất: pha các loại hóa chất tẩy rửa chuyên dụng theo tỷ lệ thích hợp – dùng máy hút nước công nghiệp để lau sạch sàn nhà, đặc biệt là những vết bẩn cứng đầu bám trên sàn đá.

Bước 3: Đánh bóng sàn đá bằng máy chuyên dụng: dùng máy mài chuyên dụng để loại bỏ những vết xước tồn tại trên bề mặt sàn đá sau đó dùng máy hút chuyên dụng để hút sạch nước thải, hóa chất và bụi bẩn còn bám trên sàn nhà, đồng thời khắc phục tình trạng mờ đục của sàn.

Bước 4: Bảo vệ bề mặt sàn đá: phủ đều một lớp hóa chất đánh bóng sàn lên bề mặt sàn đá đã vệ sinh xong để bảo vệ bề mặt sàn, giữ cho sàn đá luôn sáng bóng trong thời gian dài.

Bước 5: Cuối cùng hãy kiểm tra độ bóng loáng của sàn đá bằng cách dùng hình ảnh phản chiếu của đèn xuống mặt sàn để kiểm tra. Nếu hình ảnh đèn sắc nét chứng tỏ sàn đã đạt được độ bóng đúng chuẩn.

Zalo

Một số lưu ý khi đánh bóng và vệ sinh sàn đá khách sạn

+ Đánh bóng và làm vệ sinh sàn đá không phải là công việc cần thực hiện hàng ngày, chỉ khi sàn đá bị trầy xước, mất độ bóng thì mới áp dụng đánh bóng để khôi phục lại gần nhất trạng thái ban đầu.

+ Nhân viên vệ sinh nên thực hiện công việc đánh bóng sàn đá tại những khu vực công cộng vào ban đêm để tránh gây ảnh hưởng đến khách hàng. Lưu ý đặt biển báo để khách và nhân viên nhận biết, tránh bị trượt ngã.

+ Sử dụng thành thạo máy đánh bóng sàn đá, tránh va chạm với các đồ dùng, vật dụng khách sạn.

+ Để hạn chế tình trạng trầy xước, cũng như giúp sàn luôn sáng bóng, nhân viên khách sạn nên thường xuyên lau chùi, hút bụi, lau sạch sàn, xử lý bụi bẩn rớt lại trên sàn…

Trên đây là một số chia sẻ về kinh nghiệm phủ bóng sàn và vệ sinh sàn đúng tiêu chuẩn. Tham khảo thêm các sản phẩm phủ bóng sàn tại đây.

EMPIS TOP – Phủ bóng sàn tiêu chuẩn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Chat Zalo Chat Facebook